Tổng quan về hệ thống chỉ tiêu thống kê logistics

|

Tổng quan về hệ thống chỉ tiêu thống kê logistics


Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ có liê;n quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Để đo lường, quan sát tác động trực tiếp, gián tiếp và lan tỏa của logistics tới các ngành kinh tế khác, tại Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc phê; duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng hệ thống chỉ tiê;u thống kê; và thu thập dữ liệu thống kê; về logistics. Đây là cơ sở pháp lý thu thập, biê;n soạn thông tin thống kê; về logistics để có những đánh giá, tác động về mặt chính sách nhằm đưa ra cơ chế quản lý và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển đối với hoạt động này.
 

Ngày 22/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 221/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 đã đặt mục tiê;u “Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5%-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê; ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trê;n thế giới đạt thứ 50 trở lê;n”. Điều này cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan điểm “Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế”. Để đo lường kinh tế số, ngày 31/12/2021, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 12/2021/TT-BKHĐT quy định hệ thống chỉ tiê;u thống kê; logistics. Thông tư gồm 05 Điều và 02 Phụ lục đính kèm. Phụ lục I - Danh mục chỉ tiê;u thống kê; logistics, gồm: Số thứ tự; mã số; mã chỉ tiê;u thống kê; quốc gia tương ứng; mhóm, tê;n chỉ tiê;u. Phụ lục II - Nội dung chỉ tiê;u thống kê; logistics, gồm: Khái niệm, phương pháp tính; phân tổ chủ yếu; kỳ công bố; nguồn số liệu; cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp.

Hệ thống chỉ tiê;u thống kê; logistics là tập hợp các chỉ tiê;u thống kê; phản ánh các đặc điểm của hoạt động logistics, chi phí logistics trong nền kinh tế quốc gia và các dịch vụ logistics thực hiện trê;n lãnh thổ Việt Nam. Việc xây dựng hệ thống chỉ tiê;u thống kê; logistics được dựa trê;n các nguyê;n tắc sau: (1) Giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiê;u thuộc Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 được ban hành theo Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017; (2) Bảo đảm tính khả thi, thống nhất: Chỉ tiê;u quy định tại hệ thống chỉ tiê;u thống kê; logistics phải thu thập được; thống nhất với các hệ thống chỉ tiê;u thống kê; khác (hệ thống chỉ tiê;u thống kê; quốc gia; Hệ thống chỉ tiê;u thống kê; Bộ, ngành) và (3) Bảo đảm so sánh quốc tế: Chỉ tiê;u được xây dựng trê;n cơ sở phương pháp luận quốc tế; số liệu bảo đảm so sánh quốc tế và tuân thủ các nguyê;n tắc cơ bản của thống kê; chính thức.

Hệ thống chỉ tiê;u thống kê; logistics gồm 08 nhóm, 63 chỉ tiê;u, cụ thể:

Nhóm 01. Kết cấu hạ tầng gồm 13 chỉ tiê;u: Chiều dài đường bộ hiện có và năng lực mới tăng; chiều dài đường cao tốc hiện có và năng lực mới tăng; chiều dài đường sắt hiện có và năng lực mới tăng; số lượng, năng lực bốc xếp hiện có và mới tăng của cảng thủy nội địa; số lượng, năng lực bốc xếp hiện có và mới tăng của cảng biển; số lượng, năng lực khai thác hiện có và mới tăng của cảng hàng không; số lượng kho ngoại quan đang hoạt động; số lượng kho CFS, kho bảo thuế; số lượng kho lạnh bảo quản nông sản, thủy sản; số lượng trung tâm logistics; số sân bay có trung tâm xử lý hàng hóa; số lượng cảng cạn; vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông.

Nhóm 02. Phương tiện vận tải gồm 06 chỉ tiê;u: Số lượng xe cơ giới trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tham gia vào hoạt động logistics; số lượng tàu biển; số lượng phương tiện thuỷ nội địa; số lượng tàu bay; số lượng đầu máy, toa xe đường sắt; số lượng container.

Nhóm 03. Đào tạo nguồn nhân lực gồm 06 chỉ tiê;u: Số cơ sở giáo dục đại học có đào tạo về ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng; số cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo về ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng; số giảng viê;n giảng dạy về ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các cơ sở giáo dục đại học; số giảng viê;n giảng dạy về ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các cơ sở giáo dục nghề 
nghiệp; số sinh viê;n, học viê;n cao học, nghiê;n cứu sinh tốt nghiệp ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng trong các cơ sở giáo dục đại học; số học viê;n, sinh viê;n tốt nghiệp ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Nhóm 04. Doanh nghiệp, lao động gồm 07 chỉ tiê;u: Số doanh nghiệp, số lao động, nguồn vốn, tài sản, doanh thu thuần, thu nhập của người lao động, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp logistics; số lượng đại lý làm thủ tục hải quan; tỷ lệ doanh nghiệp thuê; ngoài dịch vụ logistics; tỷ lệ chi phí thuê; ngoài dịch vụ logistics của doanh nghiệp; số lao động, tỷ lệ lao động có việc làm trong lĩnh vực logistics; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực logistics đã qua đào tạo; thu nhập bình quân một lao động đang làm việc trong lĩnh vực logistics.

Nhóm 05. Thương mại, dịch vụ gồm 13 chỉ tiê;u: Doanh thu bán lẻ hàng hóa; trị giá hàng hóa xuất khẩu; trị giá hàng hóa nhập khẩu; mặt hàng xuất khẩu; mặt hàng nhập khẩu; cán cân thương mại hàng hóa; trị giá dịch vụ xuất khẩu; trị giá dịch vụ nhập khẩu; cán cân thương mại dịch vụ; doanh thu vận tải hàng hóa, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng hóa; doanh thu dịch vụ bưu chính; sản lượng dịch vụ bưu chính; doanh thu dịch vụ logistics khác.

Nhóm 06. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thủ tục hành chính gồm 03 chỉ tiê;u: Tỷ lệ hàng hóa xuất/nhập khẩu phải kiểm tra trực tiếp; tỷ lệ thủ tục quản lý chuyê;n ngành đối với hàng hóa xuất/nhập khẩu đã được xử lý trực tuyến; số lượng thủ tục triển khai trê;n cơ chế một cửa quốc gia.

Nhóm 07. Thời gian, chi phí logistics gồm 05 chỉ tiê;u: Thời gian trung bình thực hiện thủ tục thông quan hàng xuất/nhập khẩu; thời gian trung bình thực hiện đơn hàng; chi phí logistics so với tổng sản phẩm trong nước; tỷ lệ chi phí logistics trê;n doanh thu của doanh nghiệp; tỷ lệ chi phí vận tải trê;n tổng chi phí logistics.

Nhóm 08. Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics gồm 10 chỉ tiê;u: Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển; khối lượng hàng hóa thông qua cảng; tỷ trọng giá trị tăng thê;m của dịch vụ logistics trong tổng sản phẩm trong nước; số tuyến bay, chiều dài đường bay; số chuyến bay chậm chuyến, hủy chuyến; tỷ lệ giao hàng đầy đủ và đúng hạn; tỷ lệ hàng hóa hư hỏng trong quá trình vận chuyển; tỷ lệ hàng hóa bị khiếu nại; tỷ lệ hàng hóa bị trả về; chỉ số Hiệu quả Logistics (LPI).

Thông tư số 12/2021/TT-BKHĐT quy định và phân công trách nhiệm thực hiện thu thập, tổng hợp cho 08 Bộ, ngành, cụ thể: Tổng cục Thống kê; (20 chỉ tiê;u); Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan: 11 chỉ tiê;u); Bộ Giáo dục và Đào tạo (03 chỉ tiê;u); Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (03 chỉ tiê;u);

Bộ Thông tin truyền thông (02 chỉ tiê;u); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (01 chỉ tiê;u); Bộ Công thương (01 chỉ tiê;u).

Để triển khai Thông tư số 12/2021/TT-BKHĐT có hiệu quả, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê;) và các Bộ, ngành có liê;n quan cần triển khai thực hiện các nội dung sau:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê;) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liê;n quan:

+ Thu thập, tổng hợp thông tin thống kê; đối với các chỉ tiê;u thống kê; logistics được phân công, bảo đảm cung cấp số liệu thống kê; chính xác, đầy đủ, kịp thời và đáp ứng yê;u cầu so sánh quốc tế;

+ Lồng ghép việc thu thập các chỉ tiê;u thống kê; kinh tế số vào các cuộc điều tra thống kê; hiện hành - nội dung này được thực hiện trê;n cơ sở rà soát chương trình điều tra thống kê; quốc gia, chương trình điều tra thống kê; hàng năm và thiết kế cuộc điều tra mới;

+ Xây dựng và hoàn thiện các hình thức thu thập thông tin về các chỉ tiê;u thống kê; logistics, trong đó tập trung xây dựng và hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê; để thu thập các chỉ tiê;u thống kê; logistics.

+ Tổng hợp thông tin thống kê; thuộc hệ thống chỉ tiê;u thống kê; logistics; theo dõi, hướng dẫn, báo cáo tình hình thực hiện Thông tư này.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Thủ trưởng các cơ quan có liê;n quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình căn cứ vào hệ thống chỉ tiê;u thống kê; logistics thực hiện lồng ghép, thu thập, tổng hợp những chỉ tiê;u được phân công, cung cấp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê;) để tổng hợp, biê;n soạn./.

 
Nguyễn Đình Khuyến
Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê; - TCTK
 
 
  APP chính thức Fortune Fish, Tôm và Cua Entertainment